Không gian nấu nướng và ăn uống | Câu chuyện về việc ăn
ĂN THỊT THAY ĐỔI NÃO BỘ RA SAO
Việc ăn nhiều thịt hơn là một thay đổi cốt yếu trong chế độ ăn, cung cấp thêm nhi ều năng lượng cho quá trình phát triển và tiến hóa của não người. Khi não bộ của tổ tiên chúng ta phát triển, khả năng sáng tạo của họ cũng phát triển theo. Việc phát minh ra các công cụ có lưỡi sắc đã giúp những nhóm người có thể phối hợp cùng đi săn, cho phép họ săn những con thú lớn thay vì phải “bới” từ xác những con mồi mà các loại động vật ăn thịt khác để lại. Qúa trình này diễn ra trong một khoảng thời gian dài, bắt đầu với những dụng cụ nạo xúc cơ bản từ khoảng 2,6 triệu năm trước – giúp con người pha xẻ thịt, cho đến sự ra đời của giáo đâm. Những cây giáo thô sơ nhất đã xuất hiện từ khoảng 500.000 năm trước.
NẤU NƯỚNG THAY ĐỔI THẾ GIỚI RA SAO
Khi con người đã biết dùng lửa, họ bắt đầu nấu chín thức ăn. Đây chính là bước phát triển báo hiệu sự khởi đầu “mối tình” giữa con người với việc thử nghiệm, bình luận ẩm thực và cuối cùng là nghệ thuật chiêu đãi. Tuy nhiên, quan trọng nhất là việc nấu chín đã giúp giải phóng nhiều chất dinh dưỡng khác nhau trong các loại thức ăn nhất định thông qua việc phân giải protein, carbohydrate và chất béo để giúp chúng dễ tiêu hóa hơn. Nấu thức ăn cũng giết chết những vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm và thậm chí khử độ tố cho một số loại cây cỏ. Ví dụ như, chỉ khi khoai tây được nấu chín, tinh bột của nó mới được giải phóng dưới dạng mà ruột người có thể hấp thu được một cách hiệu quả.
Người ta tin rằng tất cả các yếu tố này đã đóng góp vào sự phát triển về mặt sinh học của chúng ta theo nhiều cách khác nhau. Thức ăn nấu chín khiến cho hàm (răng) và đường ruột nhỏ lại, trong khi nạp nhiều calo hơn khiến cho não bộ to hơn. Tuy nhiên, mối quan hệ thay đổi không ngừng giữa con người và nguồn thực phẩm của họ cũng là tác nhân đưa đến các tiến bộ về xã hội và công nghệ.
Trích “The story of Food” – Câu chuyện Thực phẩm.